Người bị loét dạ dày nên ăn gì và kiên ăn gì

Loét dạ dày là những vết loét hở phát triển trên niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng trên thực tế lâm sàng, viêm loét dạ dày xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Loét dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): thủ phạm chủ yếu gây viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau thường xuyên làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày tá tràng.
  • Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng:
    • Di truyền
    • Yếu tố tâm lý (Căng thẳng, stress)
    • Hút thuốc lá và uống rượu bia
    • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
    • Thường xuyên ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên đến các cơ sở y tế có uy tín để được khám và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên viêm loét dạ dày tá tràng nói riêng và các bệnh tiêu hóa nói chung là những bệnh rất dễ có khả năng tái phát. Vì vậy, người bênh cần giữ 1 chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ cho bệnh mau lành và hạn chế tái phát.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì?

  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như:
  • Thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc và nên ăn ở dạng luộc.
  • Các loại thức ăn có chứa nhiều tinh bột, ít mùi vị, dễ tiêu, không mùi như cơm, khoai nấu kỹ.
  • Rau củ non luộc hoặc nấu soup, các loại rau củ nên ăn chín
  • Dầu các loại hạt như dầu hướng dương, óc chó, oliu,… (số lượng ít)

Viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?

  • Các loại thức ăn cứng, dai có thể càng làm tăng mức độ tổn thương, viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Những thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như giá đỗ, dưa muối, hành hẹ, cần tây,…
  • Những thực phẩm làm tăng axit dạ dày như trái cây chua, các thực phẩm chua
  • Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: tỏi, ớt, rượu, bia,….
  • Chè, café đậm đặc, các loại nước có ga

Để điều trị loét dạ dày bạn có thể dùng thuốc Nexium để điều trị tại nhà. Tuy nhiên bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn có thể xem thêm tại: https://nhathuocviet.vn/

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *