Thoái hoá điểm vàng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

Thoái hoá điểm vàng (hay thoái hoá hoàng điểm) là căn bệnh về mắt phổ biến thường xảy ra do tuổi tác, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Người bị thoái hoá điểm vàng thường gặp khó khăn trong quan sát, cảm giác nhìn cảnh vật bị mờ, hoặc méo mó,… Thoái hoá điểm vàng tuy không gây đau đớn nhưng khi mắc bệnh rất khó trở lại bình thường.

Vậy thoái hoá điểm vàng là gì? Mời bạn cùng khám phá qua bài viết này nhé.

Thoái hóa điểm vàng là gì?

Điểm vàng ở giữa mắt bị thoái hoá

Điểm vàng ở giữa mắt bị thoái hoá

Điểm vàng là bộ phận nằm ở vị trí sâu bên trong vùng trung tâm võng mạc. Điểm vàng giúp thu nhận hình ảnh, màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh.

Thoái hóa điểm vàng là tình trạng các tế bào điểm vàng bị thoái hoá, làm mắt mất khả năng nhìn rõ ở vùng trung tâm thị giác, khiến cho cảnh vật, hình ảnh được nhìn thấy bị mờ nhạt, méo mó hoặc biến dạng. 

Thoái hóa điểm vàng không làm mù hoàn toàn, người bệnh vẫn còn nhìn bình thường nhưng khi đọc sách, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản thì lại không rõ ràng.

Các loại thoái hoá điểm vàng

Thoái hoá điểm vàng bao gồm 2 loại:

  • Thoái hóa điểm vàng dạng khô: đặc trưng là các mảng chất béo màu vàng lắng đọng ở võng mạc và hiếm khi gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc mù lòa. Người bệnh có thể chỉ bị mất một phần thị lực.
  • Thoái hóa điểm vàng dạng ướt: có tính chất nghiêm trọng hơn, trong đó các mạch máu mới phát triển ở dưới võng mạc – Những mạch máu mới này sẽ làm rò rỉ máu hoặc dịch, dẫn đến hình ảnh quan sát của bệnh nhân bị gợn sóng hoặc méo mó và có thể xuất hiện các điểm mù.
Mạch mát mới bất thường phát triển dưới võng mạc

Mạch mát mới bất thường phát triển dưới võng mạc

Dù nghiêm trọng nhưng thoái hoá điểm vàng dạng ướt hiếm khi dẫn đến mù hoàn toàn và bệnh nhân sẽ giữ lại được một phần tầm nhìn bên (ngoại vi).

Triệu chứng thoái hóa điểm vàng

Thông thường bệnh thoái hoá điểm vàng ở giai đoạn đầu thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Khi các dấu hiệu xuất hiện rõ rệt thì bệnh đã trở nặng. Cụ thể:

Triệu chứng thoái hóa điểm vàng giai đoạn sớm

Ở giai đoạn sớm này, tình trạng thoái hóa điểm vàng diễn ra chậm, vì vậy mà bệnh nhân khó nhận biết. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đều bị mất thị lực dần dần, chỉ phát hiện khi bệnh có biểu hiện trở nên rõ rệt. 

Khi bệnh nghiêm trọng, người bệnh sẽ nhìn thấy xung quanh không còn rõ ràng nữa mà hình ảnh có thể bị biến dạng, mờ dần đi nhiều, hoặc người bệnh có thể chỉ nhìn thấy một vùng xám ở trung tâm tầm nhìn. 

Một số triệu chứng khác biểu hiện như: 

  • Đọc chữ bị nhòe, bị mờ.
  • Cần nhìn gần sự vật hơn hoặc cần nhiều ánh sáng hơn khi đọc.
  • Không nhìn rõ khuôn mặt của người đối diện.
  • Cảm giác màu sắc thay đổi, có thể bị giảm độ đậm hay độ sáng.
  • Khả năng quan sát bị giảm một bên mắt hay cả hai mắt.
  • Nhìn sự vật bị biến dạng, méo mó.
  • Không nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu. 

Triệu chứng thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn muộn

Cảnh vật trong mắt người bị bệnh thoái hoá điểm vàng

Cảnh vật trong mắt người bị bệnh thoái hoá điểm vàng

Ở giai đoạn muộn, những triệu chứng của bệnh đã bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn, dẫn đến người bệnh gần như rất khó để đọc sách hoặc lái xe. Một số triệu chứng cụ thể như:

  • Thị lực của mắt bị suy giảm đột ngột.
  • Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc bị suy giảm.
  • Khả năng quan sát chi tiết bị kém đi nhiều.
  • Nhận thấy có một điểm trống hay một điểm tối ở giữa cảnh vật đang quan sát.
  • Có cảm giác cảnh vật xung quanh bị thay đổi kích thước hay biến dạng, méo mó. Ví dụ như các đường thẳng bị uốn cong,…

Những ai có nhiều khả năng bị bệnh thoái hóa điểm vàng?

Các trường hợp sau đây có thể làm gia tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng thoái hóa điểm vàng:

  • Có người thân bị thoái hóa điểm vàng.
  • Người có độ tuổi trên 50 tuổi.
  • Ăn nhiều chất béo bão hòa (như ăn thịt, bơ, phô mai,…)
  • Tăng cholesterol trong máu.
  • Huyết áp tăng
  • Bị béo phì, ít vận động
  • Hút thuốc lá thường xuyên.

Bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không?

Tuy chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn, nhưng vẫn có một số phương pháp ngăn ngừa sự suy giảm thị lực và làm chậm tiến triển bệnh đáng kể.

  • Dùng thuốc: giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mạch máu mới và làm giảm sự rò rỉ dịch bên trong mắt gây nên bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt. Để đạt được hiệu quả, cần định kỳ lặp lại theo lời dặn của bác sĩ.
  • Liệu pháp laser: Dùng tia laser để phá hủy các mạch máu đang phát triển bất thường trong mắt.
  • Liệu pháp quang động học: Phương pháp này kết hợp cả thuốc và laser. Các mạch máu bất thường ở mắt sẽ hấp thụ các thành phần trong thuốc, sau đó tia laser sẽ kích hoạt các loại thuốc này để phá vỡ các mạch máu bất thường trong mắt.

Một số lưu ý giúp ngăn ngừa bệnh thoái hoá điểm vàng tại nhà

  • Hãy đến bệnh viện thăm khám mắt nếu trong gia đình bạn đã từng có người bị thoái hoá điểm vàng.
  • Không hút thuốc lá, vì hút thuốc lá cũng có nguy cơ dẫn đến bệnh thoái hoá điểm vàng.
  • Người bệnh tim mạch cũng nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
  • Kiểm tra sức khoẻ của mắt tại nhà bằng cách che một bên mắt lại và kiểm tra mắt còn lại. Với cách này, bạn có thể nhận biết những thay đổi nhỏ nhất của mắt.
  • Hạn chế để mắt tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính, laptop,…
  • Ăn các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như: cà chua, cà rốt, ớt chuông, cá hồi, cá ngừ, rau bina, bông cải xanh, bơ,…
  • Đặc biệt, để bảo vệ mắt hiệu quả hơn, bạn nên bổ sung kèm các loại thuốc bổ mắt, vì trong thành phần của thuốc bổ mắt có đầy đủ các loại vi mà mắt cần thiết mỗi ngày để tăng cường các hoạt động chức năng của mình, đồng thời giúp đôi mắt sáng khỏe và ngăn ngừa các bệnh về mắt rất tốt.

Có thể bạn cần xem: TOP 9 loại thuốc bổ mắt tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng

Bổ sung các loại thuốc bổ mắt giúp mắt luôn được sáng khoẻ

Bổ sung các loại thuốc bổ mắt giúp mắt luôn được sáng khoẻ

Tóm lại, bạn nên quan tâm đến các dấu hiệu của mắt, cũng như thăm khám sức khỏe theo định kỳ nhằm phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh thoái điểm vàng. Ngoài ra cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm, thuốc bổ tốt cho mắt để tăng cường sức khỏe cho mắt tốt hơn.

Trên là chủ đề về bệnh thoái hoá điểm vàng, thông qua bài viết hi vọng cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe đôi mắt của mình. Chúc bạn sớm điều trị thành công nhé!

Nguồn: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm:

Cách massage mắt giảm thâm quầng hiệu quả nhất tại nhà

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *