Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Cách phòng ngừa hiệu quả

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, cần thiết cho sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể con người. Tuy nhiên trong quá trình ăn uống thường ngày thiếu khoa học, dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 gây ra nhiều bệnh cho cơ thể.

Vậy, thiếu vitamin b12 gây bệnh gì? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì?

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Đầu tiên, thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Đáp án đó chính là người bệnh sẽ bị thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức, buồn ngủ,… Tình trạng này thường kéo dài từ ngày này qua ngày khác dù bạn đã tìm nhiều biện pháp khắc phục như ngủ nhiều hơn, ăn uống nhiều dinh dưỡng, hạn chế làm việc quá sức,…

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Dấu hiệu thường thấy đó là mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Dấu hiệu thường thấy đó là mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.

Đây là tình trạng dễ gây hiểu nhầm của nhiều người, bởi họ nghĩ rằng thiếu ngủ là do tinh thần căng thẳng hoặc làm việc quá sức.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên xảy ra tình trạng này kéo dài mà không có bất kì dấu hiệu thuyên giảm nào dù đã cố gắng khắc phục thì hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra nồng độ Vitamin B12 trong máu nhé.

Vấn đề về tiêu hóa

Thiếu vitamin B có thể gây tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác. Tuy nhiên, biểu hiện có thể do nhiều yếu tố gây ra như: không dung nạp thực phẩm, thuốc men, nhiễm trùng…

Thị lực suy giảm

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì tiếp theo? Đó chính là chức năng thị lực bị suy giảm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu do vitamin B12 đóng vai trò lớn trong các chức năng của dây thần kinh, nhất là thị lực.

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy, sự kết hợp của vitamin B12, DHA, Vitamin E sẽ giúp cải thiện thị giác và độ nhạy của võng mạc ở những bệnh nhân tăng nhãn.

Do đó, quý ba mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ vitamin B12 để giúp trẻ tránh được nguy cơ bị giảm thị lực hoặc đục thủy tinh thể.

Tổn thương thần kinh

Vitamin B12 giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Tuy nhiên nếu cơ thể thiếu hụt vitamin này sẽ gây ra tình trạng suy nhược, tổn thương thần kinh.

Nặng nề hơn, việc thiếu hụt nhóm vitamin này còn gây thoái hóa tủy sống và dây thần kinh thị giác. Khi mà lớp màng bảo vệ từ vitamin b12 không còn, các dây thần kinh tủy sống sẽ bị phân rã, trẻ mất thăng bằng và hay vấp ngã ngay cả khi đang đi trên mặt phẳng.

Gây khó thở

Nếu cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin B12, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều tình trạng khó chịu, trong đó có tình trạng khó thở khi gắng sức.

Do vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin, loại protein giúp vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể nên khi thiếu hụt vitamin này, lượng oxy vận chuyển giảm dẫn đến thiếu máu và khó thở.

Cơ thể thường gặp tình trạng khó thở nếu thiếu vitamin B12.

Cơ thể thường gặp tình trạng khó thở nếu thiếu vitamin B12.

Để xác định chính xác nguyên nhân của các triệu chứng như tim đập nhanh, mệt mỏi, rát lưỡi hay khó thở, bạn nên đến gặp bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị nhé.

Yếu xương

Giống như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò lớn trong việc hình thành nguyên bào và tế bào xương. Vì vậy, nếu cơ thể người bệnh thiếu hụt vitamin này sẽ dẫn đến xương dễ gãy, cơ thể chậm phát triển chiều cao,…

Da nhợt nhạt hoặc vàng

Cuối cùng, thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Đó là người bệnh sẽ có các dấu hiệu như là da xanh xao hoặc vàng do thiếu các tế bào hồng cầu trưởng thành, khỏe mạnh trong cơ thể. Màu sắc da do mức độ cao của bilirubin – một chất thải được tạo ra khi cơ thể phá vỡ tế bào hồng cầu.

Cách phòng ngừa thiếu vitamin B12 như thế nào?

  • Đầu tiên bạn nên kiểm tra định kỳ sức khỏe và xét nghiệm máu. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 và đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời nhất.
  • Tránh sử dụng thuốc ức chế tiêu hóa, bởi các loại thuốc ức chế tiêu hóa như thuốc ức chế tiết axit dạ dày hoặc thuốc chữa loét dạ dày đều có thể làm giảm hấp thụ vitamin B12 của cơ thể.
  • Chú ý đến các bệnh lý tiêu hóa, bởi các loại bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng hoặc dạ dày bị tổn thương có thể khiến cơ thể giảm hấp thụ vitamin B12.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 vào khẩu phần ăn hằng ngày, như: sữa và sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, trứng, thịt đỏ, cá, ngao, cá hồi,…

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn uống hằng ngày thường không đủ dung nạp vitamin B12 cho cơ thể tốt nhất, do đó hãy bổ sung các loại thực phẩm chức năng để cung cấp đầy đủ cho cơ thể.

Chẳng hạn như vitamin tổng hợp rất được các chuyên gia khuyên dùng hiện nay giúp bổ sung các nhóm vitamin đầy đủ mà cơ thể cần thiết mỗi ngày, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tật liên quan.

Bổ sung vitamin tổng hợp giúp cung cấp đầy đủ các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Bổ sung vitamin tổng hợp giúp cung cấp đầy đủ các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Trên là bài viết về chủ đề Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì, hi vọng qua đó giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

Chúc bạn vạn sự như ý!

Nguồn: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm các chủ đề khác:

5 Loại nước ép trái cây giúp bổ não tăng cường trí nhớ

Top 5 loại rau bổ sung canxi cho người lớn tuổi bạn không nên bỏ qua

Đóng bình luận.